Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Lê Đạt

06:26' PM - Thứ bảy, 04/07/2009



Lê Đạt (1929-2008)

Nhà thơ Lê Đạt là một nhân vật trụ cột của Phong trào Nhân văn-Giai phẩm. Ôngtự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều..

- Ông sinh ngày 10-9-1929 tại Yên Bái, tên thật là Đào Công Đạt
- Ông tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung Ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục.
- Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh.
- Khi Nhân văn-Giai phẩm bùng nổ, với bài thơ "Ông bình vôi" đăng trên báo Nhân Văn, ông bị lên án "phản động" và mất chức.
- Năm 1957, ông bị thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam, sau đó bị đưa ra khỏi Đảng khi đang chuẩn bị cho phát hành tập thơ Cửa hàng Lê Đạt giữa lúc đấu tranh chống tư sản sục sôi nhất vì bị cho rằng tập thơ tiếp tay cho tư sản.
- Năm 1958, ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm.
- Đến năm 1988, ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản.
- Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phòng trào Nhân văn-Giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Ngày 21-4-2008, ông từ trần.

Quan điểm sáng tác



- Trong những nhà thơ cùng trang lứa, Lê Đạt cùng với Trần Dần là hai nhà thơ vị chữ. Ông đề cao tinh thần lao động chữ của nhà thơ đến mức ông gọi nhà thơ là “Phu Chữ”. Phu hay cu-li cũng vậy, đều cực nhọc muôn phần. Ông ghét thứ thơ đơn nghĩa và gọi nó là “thơ lộ thiên”. Vì vậy ông chủ trương đào sâu vào chữ để tìm ra nhiều vỉa từ nhằm làm cho thơ đa nghĩa, cô đúc và sâu sắc. Và ông muốn những con chữ ấy phải mang dấu ấn riêng của nhà thơ.
- Ông coi “Vân chữ cũng quan trọng như vân tay, có thể làm dấu ấn vào giấy thông hành của nhà thơ”.
- Thời kỳ chín muồi của thơ ông chính là thời ông cho ra mắt tập thơ Bóng Chữ gây xôn xao dư luận, khen chê “tóe lửa” trên văn đàn. Nhưng sau tất cả những tranh luận về thơ ông, người ta thấy ông có lý. Vậy là sự tìm kiếm sáng tạo mới của nhà thơ đã có tác động đến sự phát triển nền thơ của ta những năm cuối thế kỷ XX. (Nguyễn Trọng Tạo)



Tác phẩm đã xuất bản

Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)
36 Bài Thơ Tình (chung với Dương Tường, 1990)
Thơ Lê Đạt - Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991)
Bóng chữ (1994)
Hèn đại nhân (1994)
Ngó lời (1997)
Truyện Cổ viết Lại, NXB Trẻ, 2006
Mi Là Người Bình Thường, NXB Phụ Nữ, 2008
Đối Thoại Với Đời Và Thơ, NXB Trẻ, 2008
U 75 Từ Tình, NXB Phụ Nữ, 2008
Đường Chữ, NXB Hội Nhà Văn, 2009

TsNguyenQuangA

Nguyễn Quang A

07:23' AM - Thứ ba, 03/03/2009


NGUYỄN QUANG A (sinh 1946)

- Sinh ra tại Bắc Ninh năm 1946, là con trai duy nhất trong gia đình có bố là liệt sĩ chống Pháp.
- Năm 1965, được Nhà nước đưa đi học tại Hungary rồi ở lại học tiếp phó tiến sĩ.
- Năm 1975: vào Viện kỹ thuật quân sự.
- Năm 1982, trở lại Hungary làm nghiên cứu sinh, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành điện tử viễn thông.
- Năm 1987, làm việc tại Tổng cục điện tử tin học Việt Nam. Sau đó, chuyển sang làm việc tại công ty liên doanh máy tính VN Genpacific.
- Năm 1989, thành lập công ty máy tính truyền thông điều khiển 3C.
- Năm 1993, tham gia sáng lập ngân hàng ngoài quốc doanh VP Bank, là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam.
- 27/9/ 2007, ông cùng 9 nhà nghiên cứu độc lập tên tuổi khác là :Hoàng Tụy, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Viện IDS với tư cách một tổ chức độc lập, vừa là tổ chức mở, phi vụ lợi chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội. Ông cho rằng có nhiều tiếng nói độc lập như IDS hẳn tốt hơn là không có và nếu có tạo ra một trào lưu nhiều viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập thì đó cũng là dấu hiệu đáng mừng.
- Ông từng giữ chức Chủ tịch Hội tin học Việt Nam. Hiện đang là Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt - Hungary
- Ông cũng được bình chọn là một trong 10 người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam trong 10 năm qua.
- Tháng 8/2008 ông nhận giải thưởng quan hệ quốc tế của Hungary "vì các mối quan hệ quốc tế ".

Quan điểm dịch thuật, viết bài

- Có hai "giải tỏa" cần thiết cho sự hợp tác và hội nhập, cho sự phát triển của mỗi người, mỗi nước. Thứ nhất, đó là giải toả sự đóng kín về địa lý. Giải tỏa sự đóng kín về địa lý gắn với phát triển kinh tế - kỹ thuật, với quyền tự do đi lại của con người, với sự hội nhập quốc tế. Đã có sự phát triển vượt bực, song vẫn còn nhiều việc phải làm để giải tỏa sự đóng kín về địa lý đối với người dân của các nước đang phát triển.Thứ hai, là giải tỏa sự đóng kín về tư tưởng, để cho đầu óc mở mang với những luồng tư tưởng mới. Không làm thế sẽ không thể có sự phát triển.
Tôi đã cố gắng giúp mình giải tỏa khỏi sự đóng kín đó và hy vọng có thể giúp được một số người khác bằng các bản dịch, những bài viết và hoạt động của mình.


- Là dịch giả của tủ sách SOS2 với một số cuốn sách về kinh tế, chính trị, tư tưởng. Tên tủ sách làm một số người nghĩ là khẩn cấp bình phương, tức là rất khẩn cấp. Thực ra, tôi muốn giới thiệu các tác phẩm chọn lọc, có thể được coi là phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội. Đó là "phần mềm của hệ thống xã hội" - là luật, chính sách, qui chế, qui tắc, phong tục, tập quán, văn hoá v.v., tức là những cái không thể sờ mó được mà chỉ có thể biểu diễn được dưới dạng thông tin; chúng qui định, điều khiển, hướng dẫn ứng xử của các thành viên xã hội (con người và các tổ chức). Phần mềm hệ điều hành xã hội (Social OS Software) là cái quan trọng nhất trong các phần mềm xã hội. Đó là xuất xứ tên của tủ sách theo chủ ý , và nó cũng biểu lộ nhu cầu cấp bách ở Việt Nam.



Tủ sách SOS2 (đã và sắp xuất bản)

J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, NXB Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002.

J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002

J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002

G. Soros: Giả kim thuật tài chính, sắp xuất bản

H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản (NXB Chính trị Quốc gia, 2004)

J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?

F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô

G. Soros: Xã hội Mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu, sắp xuất bản

K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử

K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato

K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx

Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học

Một năm hội nghị Diên Hồng Hungary

Kornai tự thuật, Bằng sức manh tư duy

Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, NXB Trẻ

Peter Drucker: Xã hội tri thức, quản lý kinh doanh, xã hội, nhà nước

J. Kornai: K. Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu

J. Kornai: Bàn về ổn định kinh tế vĩ mô

J. Kornai: Lịch sử và những bài học

GsHoangTuy

Hoàng Tụy

11:37' AM - Thứ bảy, 27/06/2009


GS. HOÀNG TỤY (sinh 7-12-1927)

- Sinh ngày 7-12-1927 trong một gia đình Nho học tại Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của người em ruột cụ phó bảng Hoàng Diệu. Ông mồ côi cha lúc lên 4.
- Đỗ đầu thi Tú Tài I tháng 5 tại Huế, dù nhảy hai lớp. Bốn tháng sau đó đỗ đầu kỳ thi Tú Tài II ban toán ở Huế.
- Năm 1946, giai đoạn Kháng chiến toàn quốc, ông về quê làm giáo viên trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.
- Năm 1951, ông vào Việt Bắc học trường đại học khoa học cơ bản do GS Lê Văn Thiêm mở. Nhưng ông được cử đi dạy và trở thành thầy dạy toán giỏi vì đã tự học hết chương trình toán của những năm đầu tiên.
- Năm 1954, ông bắt đầu dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp
- Năm 1995, ông được cử làm Trưởng ban cải cách hệ thống các trường trung học
- Năm 1957 ông sang Liên xô học tiếp. Tháng 3/ 1959 ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ trường Đại học tổng hợp Mạc tư khoa về giải tích thực
- Năm 1960-1969 ông là Chủ nhiệm khoa toán lý của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1961 ông chuyển hướng sang nghiên cứu vận trù học để thiết thực hơn với tình hình cụ thể Việt Nam. Một quyết định có ảnh hưởng đến sự nghiệp lâu dài của ông.
- Năm 1962, Ông gửi bài báo đầu tiên về vận trù học cho GS. Leonid Kantorovich (Giải Nobel kinh tế năm 1975 chung với T. C. Koopmans) và có hai chyến thăm ông tại Novosibirsk năm 1962 và 1964.
- Năm 1962-1968 ông cùng GS. Lê Văn Thiêm và Bộ trưởng Tạ Quang Bửu thực hiện nhiều chương trình để nâng cấp chất lượng khoa học cho cán bộ giảng dạy, mở nhiều lớp chuyên đề bồi dưỡng, thành lập Hội Toán (1963), thành lập tạp chí Toán học, kiến nghị mở kỳ thi giỏi toán miền bắc hàng năm, mở các lớp "Toán đặc biệt", tuyển chọn học sinh có năng khiếu...
- Năm 1964 ông công bố công trình toán học với một phương pháp "cắt", sau này được giới toán học thế giới trong ngành gọi là "Lát cắt Tụy", không những để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục, mà còn để giải những bài toán quy hoạch tổ hợp. Công trình được xem như đánh dấu sự ra đời ngành toán học mới: Tối ưu toàn cục
- Năm 1970: ông cùng GS Lê Văn Thiêm thành lập Viện toán học Việt nam và hoạt động ở đó cho đến nay.
- Từ 1976-1979: ông được mời giảng bài tại nhiều đại học hàng đầu trên thế giới cho đến nay.
- Năm 1980: ông chính thức phong hàm Giáo sư
- Năm 1980-1990: ông là giám đốc Viện toán và Tổng thư ký Hội toán học Việt Nam
- Năm 1990-1992: Ông là chủ tịch Hội đồng Toán học, Trung tâm Quốc gia Khoa học và Công nghệ
- Năm 1996: Ông được tăng Huân chương Hồ Chí Minh cho những đóng góp khoa học.
- Năm 2004: Ông tổ chức xemina kéo dài 3 tháng về giáo dục gồm nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Bản Kiến nghị chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục được 24 giáo sư, trí thức trong và ngoài nước ký tên.


Quan điểm sáng tác



- Hãy hết lòng với khoa học, trong khó khăn hãy vươn lên, người trí thức không thể sống hèn.

- Những điều trải qua trong những năm chiến tranh đóng vai trò chính yếu trong việc hình thành nhân cách tôi và chúng trở thành một phần của tôi.

- Cái ta cần hơn vào lúc này là những ngọn đèn pha để đưa ta đến bến, những nguyên tắc, quan niệm để dẫn dắt chúng ta đến một nền Giáo dục phù hợp yêu cầu cuộc sống hiện đại, xã hội hiện đại, thế giới văn mình hiện đại.

- Đối với tôi, dù nghỉ hưu hay còn trong biên chế, tôi vẫn làm việc đều đặn, vẫn nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu Toán học, đồng thời quan tâm thiết tha đến sự nghiệp chấn hưng giáo dục, khoa học của đất nước, chừng nào còn đủ sức, vì đó là điều thiết yếu, nguồn vui trong cuộc sống của tôi.

- Con người không có cảm xúc, không rung động, vô cảm trước mọi việc thì không thể làm được bất cứ việc gì.

- Cái chính là có niềm đam mê với cuộc sống, say mê với điều mình đã tin tưởng và lựa chọn, nó giúp mình vượt qua tất cả những gì đắng cay, buồn bã nhất.

Các sách chuyên đề đã xuất bản

Giải tích hiện đại (1959)
Lý thuyết quy hoạch tuyến tính (1967)
Phân tích hệ thống và ứng dụng (1987)
Global Optimization; Deterministic Approaches (Tối ưu toàn cục - những cách tiếp cận tất định, viết chung với R. Horst, Springer, 1990)
Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (viết chung với H. Konno, Phan Thiên Thạch, NXB Kluwer Academic Publishers, London, 1997

nhavanNguyenNgoc

Nguyên Ngọc

05:57' PM - Thứ bảy, 04/07/2009




Nguyên Ngọc (sinh 1932)

Nguyên Ngọc (5 tháng 9, 1932 – ) tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác là Nguyễn Trung Thành. Ông là nhà văn, nhà văn hóa -giáo dục Việt Nam, phóng viên chiến trường, tổng biên tập báo và dịch giả.

- Năm 1932: ông sinh tại Đà Nẵng. Quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Năm 1950: nhập ngũ, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ.

- Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc.

- 1954-1955: tập kết ra Bắc, viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp của người Ba Na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng Kông-Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của Đinh Núp. Ông được trao giải thưởng Văn nghệ Việt Nam Sau này cuốn truyện được dựng thành phim.

- 1962: trở lại miền Nam, lấy tên là Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của quân khu V.

- 1965: Đạt Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu với Rừng xà nu. Giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi.

- Trong cả hai cuộc kháng chiến, ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là bạn và dành nhiều tình cảm trân trọng đối với Nguyễn Thi, Nguyễn Khải.

- 1976-1980: Là Đại biểu Quốc hội khóa IV.

- 1987: Làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

- 1988: Trưởng ban sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam.

- Trong thời kỳ Đổi Mới và phong trào Cởi Mở ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài...

- 1995: Về hưu, tiếp tục tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Ông vận động thành lập trường đại học Phan Châu Trinh, đồng thời dịch một số tác phẩm lý luận văn học như Độ không của lối viết (Rolland Barthes), Nghệ thuật tiểu thuyết (Milan Kundera), tác phẩm của Jean-Paul Satre, Jacques Dournes...


Đôi dòng tự bạch của tác giả

- Tôi sống và làm theo những điều mình tin, và chịu trách nhiệm về tất cả điều đó, không thối lui, không nhân nhượng.

Đúng sai là điều khó tránh ở đời, nhưng tôi luôn coi trọng sự nhất quán trong thái độ sống: bao giờ cũng sống như một người tự do, trước hết với chính mình.

Giờ đây, ở tuổi 70, tôi đang cố gắng làm cho tốt bước khởi đầu của ngôi trường mà chúng tôi đang đeo đuổi, tạo cho được bước khởi đầu tốt, để những anh chị em trẻ hơn, giỏi hơn sẽ tiếp tục sau này. Về phần riêng, tôi tranh thủ viết một cái gì đó về những gì đã từng nếm trải. Thỉnh thoảng tôi cũng viết về những bức xúc xã hội mà mình không thể làm thinh, và dịch đôi cái thích thú, cần thiết, bởi vì không có cách nào để đọc một cuốn sách thật kỹ, thật sâu bằng cách cặm cụi dịch nó ra. Các công việc tôi làm đều bổ sung cho nhau, là một thứ thể dục đầu óc, làm chậm bớt sự già cỗi đáng sợ về trí tuệ.

- Tôi có một niềm tin có thể khá ngây thơ và ảo tưởng chăng: một xã hội có thật nhiều người say mê đọc sách thì sẽ bớt đi được rất nhiều những điều vẫn được gọi chung là tiêu cực: tội ác, sự giả dối, gian lận... Tôi luôn tin rằng sách có tác dụng làm thanh sạch tâm hồn.

- Con đường đi của sách chính là con đường đi của các tư tưởng, nó chuyển các tư tưởng lớn, mới, đi đến những nơi xa xôi nhất so với điểm xuất phát của chúng, tác động thường bắt đầu rất lặng lẽ, "hiền lành", nhưng rồi sẽ gây ra chuyển động, trước hết ở cái nơi không lực lượng nào và phương tiện gì có thể ngăn trở, dập tắt được, là trong đầu óc con người. Và một khi đầu óc con người đã chuyển động, thì tất sẽ gây ra chuyển động xã hội, sớm hay muộn. Một cách hình ảnh, có thể nói, con người cầm quyển sách mà đi tới trên đường tiến hóa của mình. Không thể tưởng tượng một thế giới mà không có sách.

- Trên thế giới, nguy cơ nghe nhìn tiêu diệt sách đã không hề diễn ra, nhưng ở ta, với tình hình cho đến nay, hình như đấy không phải chỉ là một mối lo hão. Tình hình đã có khá lên đôi chút gần đây, nhưng vẫn còn là đáng báo động. Phải có một chiến lược nghiêm túc khôi phục văn hóa đọc, nếu quả thật chúng ta không có lợi ích gì trong việc để có một xã hội dễ dãi và lười suy nghĩ.

- Cái hổng nhất của giáo dục nước ta là ở triết lý giáo dục. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội.

- Thiết lập lại một nền giáo dục khác hẳn nhằm tạo nên những con người tự do, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lý, sống và làm việc theo chân lý mình đã chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy. Sự thống nhất của xã hội sẽ là sự thống nhất của những con người tự do, đầy trách nhiệm với chính mình và với xã hội, đầy tự chủ và sáng tạo.

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

good summer Vacation

Mot mua he that ban ron voi nhung lo lang.

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

THINH RAT MET

hoi toi den gio vat va qua,het chay nguoc laj den chay xuoi. bay gio chac phai ngu mot lat thoi.

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Hội An một ngày nắng đẹp

Hôm nay nhận được một file mà mình mong đợi tìm liếm hoài trên mạng mà không được 31 mình sẽ thưm Hà Nội