Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Lê Đạt

06:26' PM - Thứ bảy, 04/07/2009



Lê Đạt (1929-2008)

Nhà thơ Lê Đạt là một nhân vật trụ cột của Phong trào Nhân văn-Giai phẩm. Ôngtự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều..

- Ông sinh ngày 10-9-1929 tại Yên Bái, tên thật là Đào Công Đạt
- Ông tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung Ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục.
- Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh.
- Khi Nhân văn-Giai phẩm bùng nổ, với bài thơ "Ông bình vôi" đăng trên báo Nhân Văn, ông bị lên án "phản động" và mất chức.
- Năm 1957, ông bị thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam, sau đó bị đưa ra khỏi Đảng khi đang chuẩn bị cho phát hành tập thơ Cửa hàng Lê Đạt giữa lúc đấu tranh chống tư sản sục sôi nhất vì bị cho rằng tập thơ tiếp tay cho tư sản.
- Năm 1958, ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm.
- Đến năm 1988, ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản.
- Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phòng trào Nhân văn-Giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Ngày 21-4-2008, ông từ trần.

Quan điểm sáng tác



- Trong những nhà thơ cùng trang lứa, Lê Đạt cùng với Trần Dần là hai nhà thơ vị chữ. Ông đề cao tinh thần lao động chữ của nhà thơ đến mức ông gọi nhà thơ là “Phu Chữ”. Phu hay cu-li cũng vậy, đều cực nhọc muôn phần. Ông ghét thứ thơ đơn nghĩa và gọi nó là “thơ lộ thiên”. Vì vậy ông chủ trương đào sâu vào chữ để tìm ra nhiều vỉa từ nhằm làm cho thơ đa nghĩa, cô đúc và sâu sắc. Và ông muốn những con chữ ấy phải mang dấu ấn riêng của nhà thơ.
- Ông coi “Vân chữ cũng quan trọng như vân tay, có thể làm dấu ấn vào giấy thông hành của nhà thơ”.
- Thời kỳ chín muồi của thơ ông chính là thời ông cho ra mắt tập thơ Bóng Chữ gây xôn xao dư luận, khen chê “tóe lửa” trên văn đàn. Nhưng sau tất cả những tranh luận về thơ ông, người ta thấy ông có lý. Vậy là sự tìm kiếm sáng tạo mới của nhà thơ đã có tác động đến sự phát triển nền thơ của ta những năm cuối thế kỷ XX. (Nguyễn Trọng Tạo)



Tác phẩm đã xuất bản

Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)
36 Bài Thơ Tình (chung với Dương Tường, 1990)
Thơ Lê Đạt - Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991)
Bóng chữ (1994)
Hèn đại nhân (1994)
Ngó lời (1997)
Truyện Cổ viết Lại, NXB Trẻ, 2006
Mi Là Người Bình Thường, NXB Phụ Nữ, 2008
Đối Thoại Với Đời Và Thơ, NXB Trẻ, 2008
U 75 Từ Tình, NXB Phụ Nữ, 2008
Đường Chữ, NXB Hội Nhà Văn, 2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét